Hiện nay, số lượng các cặp đôi Trung Quốc vô sinh ngày càng nhiều do ô nhiễm môi trường, sức khỏe hay tuổi tác khiến các doanh nghiệp từ Úc, Mỹ nhảy vào để kiếm chút lợi nhuận.
Sau nhiều năm áp dụng luật chỉ sinh 1 con, Trung Quốc đã nới lỏng chính sách này nhằm giải quyết tình trạng già hóa dân số và khan hiếm nguồn nhân lực giá rẻ từ các vùng nông thôn. Nhưng hàng loạt nguyên nhân oái ăm khác làm các cặp đôi không thể có con như sinh đẻ muộn, lượng tinh trùng thấp hay các vấn đề sức khỏe khiến họ không thể có con.
Với quan niệm có phần cổ hủ về việc nối dõi tông đường hay các văn hóa gia đình, những gia đình gìau có của quốc gia đông dân này sẵn sàng chi mạnh để có con. Có vị doanh nhân còn chi đến 100.000 nhân dân tệ (gần 15.000$) để thụ tinh trong ống nghiệm.
Chính sách chỉ cho phép có 1 con của các cặp vợ chồng thành trị Trung Quốc tồn tại nhiều thập niên làm lực lượng lao động giá rẻ co cụm lại. Hiện nay, khi Trung Quốc cho phép sinh 2 con thì điều kiện kinh tế khá hơn làm những buổi tiệc tùng nhiều lên gây vô sinh khiến bùng nổ ngành kinh doanh dịch vụ thụ tinh nhân tạo. Năm 2016, ngành thụ tinh nhân tạo tại đây có trị giá 670 triệu USD và tăng lên đến 1.5 tỷ USD vào năm 2022.
Nếu khoảng 65% các cặp vô sinh ở Trung Quốc chấp nhận hình thức này thì với phí tổn khoảng 40.000 nhân dân tệ/ lần thì thị trường này có giá trị khoảng 107 tỷ nhân dân tệ, khoảng 15.76 tỷ USD.
Chất lượng tinh trùng nam giới ở quốc gia này giảm nhanh từ 100 triệu con/ ml còn khoảng 20 triệu con/ ml vào khoảng 2012. Nguyên nhân của hiện tượng này là tình trạng ô nhiễm môi trường, dùng nhiều rượu bia, căng thẳng công việc, kết hôn muộn, …
Khủng khiếp hơn, chỉ có khoảng 18% số người tham gia nghiên cứu là có đủ tinh trùng khỏe mạnh để hiến vào năm 2015, thấp hơn nhiều so với tỉ số 56% vào năm 2001. Ngoài ra, nhiều phụ nữ Trung Quốc còn có xu hướng sinh muộn vì tập trung vào sự nghiệp. Do đó, tỷ lệ mang thai ngày càng đáng báo động. Vì thế, nhu cầu có con tại Trung Quốc là rất cao nên thúc đẩy việc gia nhập vào đây của các tập đoàn quốc tế.
Các công ty thường khó lấy giấy phép về ngành kinh doanh này do bảo hộ và luật pháp. Cách họ thực hiện là kết hợp với những công ty du lịch để đưa khách hàng qua phòng khám Singapore, Australia để làm việc. Ngoài ra, có phòng khám cho biết 20% khách hàng trong năm 2016 là khách Trung Quốc.
Tại Trung Quốc, ngành kinh doanh thụ tinh nhân tạo còn gặp nhiều bất cập do quy định pháp luật. Có quá ít cơ sở nên việc quá tải gây ra cảm giác tiêu cực cho bệnh nhân và phiền phức trong thủ tục. Ngoài ra, nước này còn không cho phép phụ nữ hiến trứng hay làm đông trứng để thụ tinh trong tương lai. Chính các quy định ngặt nghèo này khiến nhiều người quyết định sử dụng dịch vụ ở nước ngoài.
Ở Trung Quốc có 451 ngân hành tinh trùng và cơ sở y tế được cấp phép vào năm 2016 nhưng điều đó chẳng là gì với quốc gia 1.3 tỷ người này.
Chưa đến 20% số nam giới ở Hồ Nam năm 2015 đủ chuẩn hiến tinh trùng, thấp hơn so với mức 20% vào năm 2001. Lượng tinh trùng dự trữ ở tỉnh này xuống thấp kỷ lục và ngân hàng tinh trùng phải đưa ra chương trình đông lạnh miễn phí trong 30 năm để kích thích nam giới.
Về dân số Trung Quốc hiện nay, dân số đang già đi nhanh chóng và tình hình có vẻ nghiêm trọng khi tỉ lệ vô sinh bị ngừng công bố từ năm 2011 khiến nhiều chuyên gia nghi ngờ về tình hình nước này! Nghiên cứu độc lập cho thấy Trung Quốc có gần 40 triệu người vô sinh và dự đoán nhu cầu của ngành thụ tinh nhân tạo sẽ tăng mạnh.
(Theo Chuanmen.com.vn)
Lưu ý: Bài viết này được chúng tôi sưu tầm từ nhiều nguồn để các bạn tham khảo. Nên hiệu quả có thể rất thấp và chưa được kiểm chứng.
Để đảm bảo trị dứt xuất tinh sớm trong 11 ngày, hãy click vào đây.